Bạn là người đam mê chọi gà? Bạn đang tìm kiếm cách nuôi gà chọi chiến hiệu quả? Bài viết của Xemgada sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin, kiến thức liên quan đến việc nuôi gà chọi chiến từ khâu chọn giống, thiết kế chuồng trại đến cách chăm sóc, nuôi dưỡng…
Cách chọn giống
Việc chọn giống rất quan trọng đến cách nuôi gà chọi chiến. Muốn có được một chiến kê khỏe mạnh, dũng mãnh thì trước tiên bạn phải chọn được một con giống tốt. Theo nghiên cứu và quan sát của các sư kê, yếu tố di truyền từ bố mẹ quyết định tới 90% tính hiếu chiến và khả năng đá của gà chọi chiến.
Do đó, bạn cần phải đánh giá và xem xét cặp bố mẹ thật kỹ trước khi lựa chọn con giống. Nên chọn thế hệ F1 của cặp bố mẹ có yếu tố:
- Thuần chủng
- Có tính hung dữ, chiến đấu tố
- Con đực đã từng thi đấu thắng nhiều trận.
- Sức khỏe tốt, không có thương tật.

Gà chọi chiến được phân thành hai loại chính là gà đòn và gà đá. Mỗi loại sẽ có những yêu cầu khác nhau về cách nuôi gà chọi chiến, cách chọn con giống:
Đối với gà đòn: bạn nên chọn những con có hình thể cao lớn, vạm vỡ, mặt dữ. Chân cao, có màu vàng nghệ, đùi to. Kỹ năng ra đòn tốt, đòn đá có lực mạnh, dứt khoát và chính xác. Lì đòn và có sức bền tốt.
Đối với gà đá cựa sắt: ưu tiên lựa chọn những con có thân hình cân đối, chân chắc khỏe, mắt hạt đậu, linh hoạt. Sử dụng cựa tốt, linh hoạt trong cách đá và đặc biệt nhanh nhẹn.
Kỹ thuật cách nuôi gà chọi chiến
Chế độ nuôi gà chọi chiến tùy độ tuổi của gà chọi, thể trạng hay giai đoạn thay lông, biệt dưỡng… Người nuôi sẽ áp dụng các phương pháp nuôi dưỡng khác nhau. Chủ yếu là 2 yếu tố là chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện.
Cách chăm gà chọi chiến con
Đối với cách chăm gà chọi chiến con, ban đầu nên nuôi thả cùng với mẹ. Đến khi được 1 tháng tuổi thì mới tách ra để nuôi theo đàn. Khi gà chọi đạt 7 tháng tuổi, bạn nên đánh giá sơ bộ lại một lần nữa. Để chọn ra những con có tố chất trở thành chiến kê.
Tiêu chí chọn lựa: sức khỏe tốt, không dị tật, nhanh nhạy, máu chiến, lì đòn, có miếng đánh hay,… Sau đó đem đi nuôi riêng để chuẩn bị cho quá trình tập luyện thể chất và huấn luyện.

Cách nuôi gà chọi chiến bạn có thể tham khảo như:
- Gà mới nở: cho uống hỗn hợp 5g đường Glucozo + 1g Vitamin C hòa với 1 lít nước. Sau 2 giờ có thể cho ăn thóc. Và có thể chia nhỏ 5 – 6 bữa ăn/ngày.
- Gà 2 – 3 tuần: cho ăn 3 – 4 bữa/ ngày với thức ăn chủ yếu là thóc.
- Gà 1, 5 tháng tuổi: có thể bổ sung mồi. Cho ăn 2 bữa/ ngày thức ăn chính là thóc.
- Gà 2 – 5 tháng: ăn 3 bữa/ngày thóc là chính. Bổ sung thêm mồi và rau xanh. Có thể cho ăn thêm lượng nhỏ thức ăn tổng hợp nếu cần.
Xem thêm mật độ nuôi cũng như các thông số kỹ thuật trong cách nuôi gà chọi chiến sau. (Số liệu mang tính chất tham khảo).
Gà chọi trưởng thành
Theo cách nuôi gà chọi chiến. Gà chọi trưởng thành phải được nuôi nhốt trong ô chuồng riêng hoặc lồng úp. Không nên nuôi chung vì chúng sẽ đánh nhau và tấn công các con khác trong chuồng. Gà chưa trổ đã đầy thương tích thì huấn luyện gì nữa.
Tăng cường việc tập luyện, vần gà vào cách chăm gà chọi chiến. Kèm với đó là chế độ vào nghệ, om bóp rượu thích hợp. Để cơ bắp phát triển và tăng tính hiếu chiến và khả năng chịu đòn của gà chọi.
- Quần sương
- Vào nghệ
- Dầm cẳng
- Vần gà (vần hơi, vần đòn, tập bộ).
Giai đoạn này có thể bắt đầu cắt tai tích, tỉa lông cho gà chọi. Sư kê cũng nên thường xuyên cho gà phơi nằng và tự do đi lại để gà có sức đề kháng tốt hơn. Và không bị tù túng, cuồng chân.
Bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất (nếu cần) để đảm bảo gà đủ sức khỏe cho các bài huấn luyện. Bạn có thể tham khảo chế độ bổ sung thuốc dành cho gà kém gân sau. Áp sụng cho 7 ngày, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng và chiều.

Lưu ý: múi tiêm bắp B12 phải cách ngày đá gà ít nhất 5 ngày.
Thức ăn trong cách nuôi gà chọi chiến
Thức ăn cho gà chọi chiến rất ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển khỏe mạnh cũng như sự máu chiến, sung mãn của gà chọi chiến. Trong khẩu phần ăn cần phải có đầy đủ các chất như tinh bột, chất xơ, protei, …
Giai đoạn gà chọi con cần tăng cân và kích thích phát triển có thể cho ăn thêm thức ăn tổng hợp nếu cần. Còn lại hầu như là không cần thiết, để hạn chế gà bị quá cân.
- Thóc lúa: giúp chắc thịt, khỏe mạnh, tăng cường thể lực và khả năng chịu đòn
- Các loại rau xanh như xà lách, rau muống, rau ngót, rau cải,… Bổ sung vitamin, chất xơ và các nguyên tố vi lượng. Giúp tăng cường hệ miễn dịch, khả năng chống chọi bệnh tật. Đồng thời làm mát thân nhiệt trong những ngày nhiệt độ ngoài trời quá cao
- Các loại mồi tươi như giun, dế, thịt bò (cắt miếng nhỏ), cào cào, châu chấu, tôm tép,… Giúp cho gà chọi phát huy bản năng của động vật ăn thịt. Hăng máu và hưng phấn hơn trong các trận đấu
- Bổ sung các vitamin, khoáng chất và chế phẩm sinh học,… Phương pháp dân gian, thuốc có nguồn gốc từ thảo dược giúp gà chọi chiến kích thích hệ tiêu hóa, giữ ấm cơ thể. Cũng là yếu tố cần chú ý trong cách nuôi gà chọi chiến.

Lưu ý:
- Với gà trong quá trình thay lông, gà bị tang, … thì có thể cho ăn thóc ngâm. Bổ sung rau xanh, hạn chế mồi để gà dễ tiêu hóa, tránh chướng diều khó tiêu.
- Không cho ăn quá nhiều mồi khiến gà kén ăn, thừa protein.
Phòng chống dịch bệnh
Trong cách nuôi gà chọi chiến, khâu phòng chống dịch bệnh rất quan trọng. Để đảm bảo thể trạng của gà chọi chiến luôn khỏe mạnh.
- Dọn vệ sinh sạch sẽ thường xuyên
- Đảm bảo nền chuồng khô ráo
- Chuồng nuôi kín gió, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông
- Phun khử khuẩn theo định kỳ
- Hệ thống thoát nước tốt
- Vệ sinh máng ăn, máng uống thường xuyên.

Ngoài kỹ thuật nuôi gà chọi chiến phải vệ sinh chuồng trại. Thì người nuôi còn phải thường xuyên quan sát và theo dõi tình trạng của nó. Nếu phát hiện ra dấu hiệu bị bệnh phải chữa trị kịp thời. Nhất là các bệnh có thể lây lan giữa các cá thể.
Thuốc có thể trộn vào thức ăn, hòa vào nước uống hoặc tiêm trực tiếp. Ngay cả khi gà chọi không bị bệnh cũng nên tiêm phòng theo đúng định kỳ. Xem thêm mục “Những bệnh thường gặp ở gà chọi” để biết thêm chi tiết các bệnh và cách điều trị hiệu quả nhất.
Kết luận
Nuôi gà chọi chiến không hề đơn giản. Do đó, nắm vững được cách nuôi gà chọi chiến hiệu quả sẽ giúp người nuôi tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạn.
Cách nuôi gà chọi chiến của mỗi sư kê sẽ khác nhau. Tùy vào số lượng gà chiến bạn nuôi, bạn nuôi gà chọi con hay mau gà trưởng thành về tiếp tục chăm sóc. Điều kiện của người nuôi như thế nào. Do đó, những kỹ thuật chăm sóc gà chọi chiến trên mang tính tham khảo. Hy vọng bạn có thể lưu ý, áp dụng vào cách nuôi gà chọi chiến của mình.