Nếu là một tín đồ của trò chơi đá gà thì chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với hình ảnh những chú gà chọi chiến dũng mãnh, thiện chiến. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự hiểu rõ gà chiến là gì? Nó có điểm gì khác biệt với gà chọi thường? Phương pháp chọn giống và nuôi dưỡng như thế nào?
Bài viết này của Xemgada sẽ giúp các bạn trả lời đầy đủ các vấn đề trên. Để thấy rõ sự khác biệt của những con gà chiến so với gà con gà chọi thông thường khác. Và kỹ thuật nuôi gà chọi chiến như thế nào.
Gà chọi chiến là gì?
Gà chọi chiến là tên gọi chung của những con gà chọi tham gia các cuộc thi, các giải đấu chọi gà hoặc các trận đá gà giao hữu. Khác hẳn những con gà chọi nuôi lấy thịt hoặc gà chọi nuôi để đúc gà.
Theo thống kê, ở Việt Nam có rất nhiều giống gà chọi chiến kê khác nhau như: gà nòi, gà chọi Bình Định, gà Cao Lãnh, gà Chợ Lách, … Tuy nhiên, dù thuộc giống gà nào thì gà chọi được chọn để huấn luyện trở thành chiến kê vẫn phải đảm bảo được các tố chất nhất định.

Mặc dù, thuộc nhiều giống gà khác nhau nhưng gà chiến ở Việt Nam được chia ra thành hai loại chủ yếu: gà đòn và gà đá. Trong đó:
- Gà đòn: được nuôi nhiều ở khu vực miền Bắc và miền Trung, nặng khoảng 2.8kg – 4.0 kg. Khi thi đấu thường sử dụng đòn để đánh bại đối thủ
- Gà đá: tập trung chủ yếu ở khu vực trong Nam, cân nặng của gà đá thường nhỏ hơn gà đòn khoảng 0.3 kg. Khi thi đấu, chúng dùng cựa nguyên hoặc được gắn thêm cựa kim loại để tấn công đối thủ. Các trận đấu của gà đá mang tính chất khóc liệt và nhanh chóng hơn so với gà đòn.
Phân biệt giữa gà chọi thường và gà chọi chiến kê
Thực chất thì gà chọi chiến hay gà chọi thường đều là gà chọi. Về hình dáng cơ thể, chúng không có quá nhiều sự khác biệt. Người ta phân biệt gà chiến và gà chọi thường chủ yếu dựa vào mục đích nuôi.
- Gà chọi nuôi với mục đích gì, độ tuổi nào hay thậm chí là gà chiến cũng là gà chọi. Còn những con gà chiến là những con gà chọi sẽ tham gia các trận cáp xổ, đá gà. Hay nói cách khác, những con gà chuẩn bị “chiến”.
- Gà chọi chiến được nuôi để cáp cá độ nên cần đầu tư huấn luyện. Sư kê cần nhiều công sức, thời gian và tiền bạc để chăm sóc, huấn luyện nó hơn. Việc này sẽ bắt đầu từ khi gà chọi còn bé khi chủ kê xác định nuôi gà để đá. Và thời gian tập trung nhất là trước, trong và sau các trận đá gà.

- Tuy có những đặc điểm giống nhau về hình thể. Nhưng gà chiến sẽ có dáng vẻ bệ vệ, cứng cáp và vạm vỡ hơn so với gà chọi thường. Do gà chiến được chăm sóc và cho ăn theo chế độ đặc biệt. Đồng thời cũng tham gia rất nhiều trận đấu nên hình thể phát triển hơn.
- Giá trị của gà chiến cũng thường cao hơn. Gà chọi thịt có giá dao động từ 180.000 – 300.000đ/kg (tùy loại). Trong khi đó, giá trị của gà chiến không giới hạn, từ vài triệu đến vài chục triệu/1 con. Thậm chí có con được chuyển nhượng với giá cả tỷ đồng tùy vào khả năng và thành tích đá gà.
Hướng dẫn cách chọn và nuôi gà chọi chiến
Để có được một chú gà chọn chiến ưng ý, người nuôi phải đặc biệt chú ý nhiều thứ. Từ cách chọn giống cho đến phương pháp nuôi dưỡng, huấn luyện.
Cách chọn gà chọi chiến
Lai tạo gà chiến: Gà con được chọn để làm gà chọi chiến phải có bố, mẹ thuần chủng. Nếu gà lai tạo thì bạn có thể chọn gà giống thuần chủng, f1, f2 theo mục đích lai tạo của mình. Gà giống cần hội tụ đầy đủ các tố chất của chiến kê. Như tướng dữ, khả năng đá tốt, từng thi đấu thắng ở nhiều giải, nhiều trận. Và có sức khỏe tốt, không bị dị tật gì.
Cách chọn gà chọi trưởng thành: nên lựa những con có đầy đủ các đặc điểm như:
- Ngoại hình: to lớn, vạm vỡ; chân cao, có màu vàng, đùi to; cựa dài, sắc nhọn, mắt sáng, sắc bén,..
- Tố chất và kỹ năng: lì đòn; hiếu chiến; di chuyển linh hoạt; tốc độ ra đòn nhanh, chuẩn xác; có nhiều miếng đánh độc – lạ – hiểm,…
- Sức khỏe: sức khỏe tốt, không có các dị tật, vết thương, bị tang chưa lành…

Phương pháp nuôi gà chọi chiến
Gà chọi chiến thường sẽ không nuôi thành đàn lớn. Trừ các trang trại gà có kinh nghiệm nuôi, nhân lực và kinh nghiệm chăm sóc. Gà nên được nuôi nhốt trong ngăn chuồng riêng hoặc nếu không có chuồng thì có thể sử dụng bu để úp. Khu vực nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ. Thức ăn và nước uống phải được thay mới mỗi ngày.
Khẩu phần ăn của gà chiến phải được tính toán kỹ lưỡng. Có đầy đủ các chất như chất xơ, tinh bột, protein… từ thóc lúa, rau xanh, mồi tươi. Khẩu phần ăn có thể thay đổi theo từng thời kỳ phát triển hoặc thay lông.
Để nâng cao khả năng chiến đấu của gà chọi chiến. Người nuôi có thể mang chúng đi thi đấu giao hữu nhiều hơn.
Kết luận
Gà chọi chiến có rất nhiều tố chất để trở thành một chiến kê dũng mãnh. Nhưng để nuôi dưỡng và huấn luyện thì không hề đơn giản. Gà chọi có tố chất trở thành gà chiến thì nhiều. Nhưng có nuôi thành công một con gà chiến không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Xemgada.com đã giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích. Cũng như cách chọn giống và phương pháp nuôi dưỡng gà chọi chiến thành công.